Chọn hệ màu phù hợp
Khi thiết kế, bạn có thể lựa chọn sử dụng nhiều công cụ khác nhau như Adobe Photoshop, Coreldraw, Adobe Illustrator,… Các công cụ này đều hỗ trợ hệ màu CMYK trong thiết kế in ấn. Tuy vậy, người thiết kế thường mắc lỗi cơ bản là sử dụng hệ màu RGB của ứng dụng thiết kế đồng thời quên chuyển đổi sang hệ CMYK sau khi hoàn thành. Việc làm này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng ấn phẩm in. Không những vậy, việc không chuyển hệ màu cũng khiến màu trên ấn phẩm in bị sai, dẫn đến lượng màu in không được phân bổ phù hợp gây lãng phí mà vẫn không đạt được kết quả như ý.
Chú ý độ phân giải hình ảnh
Trên thực tế, máy in dù hiện đại và cao cấp đến đâu cũng chỉ có thể truyền tải chính xác chất lượng hình ảnh chứ không thể làm cho ảnh trở nên chất lượng hơn. Do vậy, trước khi in ấn, bạn nên kiểm tra kỹ độ phân giải để đảm bảo ấn phẩm in có chất lượng tốt nhất. Độ phân giải hình ảnh chỉ số lượng các điểm ảnh siêu nhỏ với kích thước pixel. Theo đó, hình ảnh có độ phân giải càng cao thì số điểm ảnh càng lớn. Với ấn phẩm in cũng không phải ngoại lệ. Bạn cần lựa chọn, điều chỉnh độ phân giải cho thiết kế đạt từ 300 px trở lên để ấn phẩm in không bị vỡ, out nét,… khi hoàn thành quá trình in ấn. Hãy luôn nhớ tiêu chí quan trọng khi thiết kế in ấn đó là hình ảnh không cần đẹp xuất sắc hay cầu kỳ tỉ mỉ nhưng chắc chắn không thể bị vỡ hoặc out nét.
Chuyển đổi Font chữ
Khi thiết kế, chỉ cần chuyển đổi từ thiết bị này sang thiết bị khác cũng đã rất dễ xảy ra hiện tượng nhảy hay biến đổi Font chữ chứ chưa nói đến việc chuyển sang định dạng in. Do vậy, để đảm bảo chất lượng của ấn phẩm in, bạn hãy chuyển toàn bộ outline sang định dạng in dựa trên các Font đã sử dụng trước đó.